Danh mục sản phẩm

Đang online: 256

Tổng lượt truy cập: 16607163

  • Aptomat chống giật Schneider Electric

Aptomat chống giật Schneider Electric

Mã sản phẩm: 
Giá bán :  Liên hệ
Hãng sản xuất: Schneider Electric
Bảo hành: 12 tháng
Xuất xứ: Có sẵn
Số lượng:

Chia sẻ sản phẩm này với bạn bè:


Aptomat chống giật Schneider


Aptomat chống giật ngày càng được đấu lắp nhiều trong các hộ gia đình để đảm bảo bảo vệ được sự an toàn cho hệ thống điện trong nhà, giảm thiểu các sự cố không đáng có về điện. 

Aptomat chống giật là gì?
Aptomat (CB – Circuit Breaker) xuất phát từ tiếng Nga, còn được gọi là cầu dao tự động. Aptomat thông thường có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau.
Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là át chống dò dòng, cầu dao chống dò dòng, tên tiếng anh là ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker), có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay có người bị điện giật khi dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn.
Tại sao nên dùng Aptomat chống giật?
 
Dưới đây là các tính năng nổi bật của Aptomat chống giật :

  • Bảo vệ các thiết bị điện trong hệ thống điện: khi chập điện thì tại các vị trí chập nhau sẽ sinh ra nhiệt đủ để phát cháy đối với những dây dẫn, dòng điện có thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn chế được tình trạng bị chập cháy.
  • Đảm bảo an toàn cho mọi người sử dụng: trong trường hợp tay người dùng bị ướt hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được tình trạng bị giật.
  • Ngăn chặn các trường hợp tai nạn nặng do điện giật.
Cách đấu Aptomat chống giật.
Dưới đây là trình tự các bước đấu lắp Aptomat tại nhà :
  • Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn
  • Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy. 
  • Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo trong quá trình sử dụng thiết bị điện. và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới
  • Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line, đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
  • Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.
Phần dây tiếp địa nếu có thì nối vào vỏ của phụ tải rồi nối xuống đất. Khi không có dây tiếp địa nối từ vỏ xuống đất cũng không sao cả, aptomat vẫn hoạt động bình thường.
Dòng rò bảo vệ là 30mA, vì thế khi dòng rò nhỏ hơn 30mA thì aptomat chống giật sẽ không nhảy vì thế một số trường hợp  bị giật nhưng không thấy aptomat bảo vệ nhảy. Tuy nhiên nếu dòng lớn hơn 30mA và duy trì lâu (>0,03 giây) thì thiết bị bảo vệ sẽ tác động và nhờ thế giúp đảm bảo tính mạng cho người bị giật.
Phải hiểu là lắp aptomat chống giật không có nghĩa là sẽ không bị giật mà là để bảo vệ không bị giật đến mức nguy hiểm đến tính mạng.Việc kéo thêm dây tiếp địa đấu vào vỏ thiết bị sẽ khiến dòng rò từ vỏ thiết bị ra chạy xuống đất sẽ lớn hơn 30mA và khi đó thiết bị bảo vệ chống giật sẽ tác động ngay mà không cần đợi người sờ vào bị giật rồi mới nhảy aptomat.


Cách đấu Aptomat chống giật.
Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm, tra chức năng bảo vệ ít nhất mỗi tháng một lần bằng cách nhấn nút test trên aptomat. Thao tác như vậy sẽ giúp cho bạn phát hiện được những trường hợp hỏng hóc hay phải thay cái khác hoặc sửa lại để tránh trường hợp và sự cố khi xảy ra. 
Đối với những nơi ẩm ướt như nhà tắm hay khu vực lắp đặt máy giặt thì nên lắp đặt các loại cầu dao điện có độ nhạy cao để tránh hiện tượng chập, cháy. Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị aptomat chống giật để phát hiện được những sự cố và tình trạng hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
Lắp đặt aptomat chống giật có công suất phù hợp với hệ thống điện trong gia đình cũng như công trình công nghiệp. Nên lựa chọn aptomat chống giật của thương hiệu nổi tiếng để hoàn toàn yên tâm về chất lượng của thiết bị.
Khi aptomat chống giật bị rò điện thì cần phải khắc phục kịp thời, cần xem xét thật kĩ lưỡng phần nào bị rò điện và phải đặt việc sửa chữa lại chỗ đó lên ưu tiên hàng đầu không nên vô hiệu hóa chức năng để chống bị điện giật.
 

Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật còn có tên gọi khác là Át chống giật, CB chống giật, Aptomat chống dòng ròCầu dao chống dòng rò... Cũng tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật có các loại sau:

- Aptomat chống giật dạng tép RCCB (Residual Current Circuit Breaker).

- Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).

- Aptomat chống giật dạng khối có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker).

Aptomat chống giật có chức năng ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải. RCCB + MCB = RCBO.

 

Chức năng của Aptomat chống giật:

- Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.

- Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý Aptomat chống giật, Át chống giật, CB chống giật

Hình ảnh: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Aptomat chống giật 1 pha

 

- Aptomat chống giật dùng cho 1 pha: người ta cho 2 dây mát và lửa đi qua 1 biến dòng có lõi sắt hình xuyến, đây là 1 cái biến thế lõi xuyến thông thường với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế) và cuộn thứ cấp vài chục vòng dây, biến thế này bằng khoảng cái nhẫn cưới. Như chúng ta biết: dòng điện đi ra ở dây nóng về ở dây mát (và ngược lại: ra dây mát về dây nóng) là ngược chiều nhau, có nghĩa là từ trường biến thiên chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau. Nếu 2 dòng điện này bằng nhau, 2 từ trường biến thiên sẽ triệt tiêu nhau làm điện áp ra của cuộn thứ cấp biến dòng = 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây khác nhau, hai từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn thứ cấp của biến dòng, dòng điện này được đưa vào IC để kiểm tra xem có lớn hơn dòng rò an toàn không? Nếu lớn hơn ví dụ là 15mA thì IC sẽ cấp điện cho Triac cấp điện cho cuộn hút của Aptomat. Để phát hiện dòng rò lớn vài trăm mA thì không cần dùng đến IC (vì mạch điện IC phức tạp và chi phí cao) mà dùng ngay lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để đóng ngắt aptomat.  

- Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: tương tự như trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.

- Aptomat chống giật dùng cho điện 3 pha 4 dây: tương tự như trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng.

 

Đặc điểm hình dáng:

Aptomat chống giật có hình dáng giống át thường nhưng kích thước bằng hoặc to hơn 1 chút.

Ngoài nút gạt ON-OFF, aptomat chống giật còn có thêm 1 nút TEST bên cạnh để kiểm tra xem Aptomat có làm việc tốt không.

Trên mặt aptomat chống giật có ghi các thông số: điện áp, dòng tải, thời gian tác động và dòng rò. Thông thường có các ngưỡng dòng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA, 300mA, 500mA.

 

Các lưu ý khi sử dụng:

Không dùng ở nới ẩm ướt, lắp aptomat chống giật cho bình nước nóng thì nên đặt ở ngoài nhà tắm.

Phải test trước khi dùng. Test ít nhất 1 lần /tháng để kiểm tra thiết bị còn hoạt động tốt không?

Khi mắc aptomat chống giật, phía trên aptomat là điện vào, phía dưới là điện áp ra tải, nếu đấu ngược sẽ chết aptomat ngay khi có dòng.

 

Các thương hiệu nổi tiếng phổ biến trên thị trường:

Aptomat chống giật là thiết bị quan trọng trong các hệ thống điện tuy nhiên do chế tạo phức tạp nên giá thành cao hơn Aptomat thường gấp vài lần. Do đó nó không được sử dụng phổ biến bằng Aptomat thường. Nhà sản xuất cũng không chế tạo nhiều mã sản phẩm đa dạng như Aptomat thường.

Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng sản xuất Aptomat chống giật dùng cho điện 1 pha và 3 pha như:

 

Aptomat chống giật dạng tép RCCB Schneider:

Aptomat chống giật RCCB Schneider, Át chống giật, CB chống giật

 

Aptomat chống giật dạng tép có bảo vệ quá tải RCBO Schneider:

Aptomat chống giật RCBO Schneider, Át chống giật, CB chống giật

 

Aptomat chống giật dạng khối ELCB Schneider:

Aptomat chống giật ELCB Schneider, Át chống giật, CB chống giật

 

Hỗ trợ trực tuyến

Gọi để được tư vấn:
Tel : 024.3215.1322
Hotline : 0866798886

Đối tác

Xử lý nước và môi trường Đức AnThiết kế, thi công cửa và vách nhôm kính cao cấp.Camera và thiết bị chấm côngHệ thống thông gió , điều hòa không khíHệ thống lọc nướcNhà yêu - xây nhà không phát sinh
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN HOÀNG PHƯƠNG
Địa chỉ: Số 30, ngách 1 ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, P.Thanh Nhàn, Q.Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
ĐKKD số: 0106798886 cấp phép ngày 23/3/2015 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
Điện thoại: 024.3215.1322 
Website: Hoangphuongjsc.com

Email: Codienhoangphuong@gmail.com
1. Chính sách thanh toán
2. Chính sách vận chuyển và giao nhận           
3. Chính sách bảo mật thông tin
4. Chính sách xử lí khiếu nại
5. Chính sách bảo hành                                                                         
6. Chính sách kiểm hàng 
7. Chính sách đổi trả và hoàn tiền    



 

Kết nối với chúng tôi qua: FacebookFacebook
Website được thiết kế bởi Tất Thành